Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Đặng Khánh Lâm : “Iron man” xứ Thanh

Bài viết cung cấp độc quyền bởi



Cú úp mu lịch sử

Khai màn mùa giải 2008, sân Gò Đậu mở hội thực sự. Lúc đó, B.Bình Dương vừa đăng quang ở mùa trước với lối đá tấn công vũ bão đầy bá đạo. Ngày đại nhạc hội với gala nhạc nhẽo rộn ràng trống chiêng ấy cũng là ngày HLV Lê Thụy Hải được tôn vinh với danh hiệu HLV xuất sắc nhất mùa bóng 2007. CĐV Bình Dương khi ấy sung lắm, lên kín hết 4 mặt khán đài. Một chiến thắng là điều đã được quy hoạch, nhất là khi đối thủ chỉ là tân binh Thể Công mới ngoi lên lại V-League.

Thế nhưng niềm vui ấy đã bị chặn đứng khi đám nhỏ Thể Công chơi một trận xuất sắc khiến tất cả phải giật mình. Không những không ăn hiếp được đối thủ, ĐKVĐ B.Bình Dương còn phải nhận cú sốc khi bị thua ngược. Francois dốc bóng vào vòng cấm và nhả ngược ra cho tuyến sau. Khánh Lâm, cầu thủ trẻ mới lần đầu hít thở không khí chuyên nghiệp đã khiến hơn 2 vạn khán giả Gò Đậu tắt tiếng bằng một cú úp mu chắc nịch cực hiểm vào góc xa. Chiến thắng 1-0 cho Thể Công gây choáng cho cả nước. Và ngày ấy cũng đã đi vào lịch sử, chứng kiến Khánh Lâm, tự Lâm “Bến” chính thức bước ra ánh sáng cùng thế hệ trẻ tài năng cuối cùng của Thể Công.

Khánh Lâm trong màu áo Thể Công.

Mùa 2008 cũng là năm mà Khánh Lâm cùng các đồng đội trẻ chơi tuyệt hay. Khi ấy, Lâm “Bến” chơi ở vị trí tiền vệ phải, sau lưng là Quốc Long cùng các đồng đội trẻ khác phía trên như Ngọc Duy, Văn Quyết… làm nên một mùa giải cực kỳ thành công mà nếu không phải vì đuối sức lúc cuối họ đã có thể kết thúc với một vị trí chễm chệ ở nhóm đầu. Trong đấy, Khánh Lâm nổi bật như một trong những cái tên đáng chú ý nhất. Người thanh mảnh nhưng với nguồn thể lực bất tận cùng những pha xử lý quyết đoán bất ngờ, anh cùng Quốc Long tạo ra mũi công phá bên cánh phải cực kỳ đáng gờm của Thể Công.

Con nhà nòi

Trong bóng đá, biệt danh đã gắn với người thì cấm sai, tương tự với Khánh Lâm cùng cái nick “người sắt”. Người thì gầy roi nhưng với chàng cầu thủ gốc Hải Dương này thì vấn đề đối kháng, thậm chí va chạm với Tây… chẳng bao giờ phải nghĩ. Cơ bắp săn chắc, thể lực vô tận và đặc biệt là lối đá chẳng ngán ngại khiến anh luôn là một trong những cầu thủ đáng xem nhất trên sân, đặc biệt ở những trận cầu căng thẳng.

Lâm “Bến” có may mắn sở hữu nguồn gen “xịn” từ bố mẹ vốn là dân thể thao chuyên nghiệp. Bố anh, HLV Đặng Khánh Hải là cái tên có tiếng trong làng huấn luyện bóng chuyền Việt Nam. Học Từ Sơn ra, ông Hải có thâm niên cầm quân khắp Việt Nam từ Dầu Khí, Hải Dương, Bộ Đội Biên Phòng đến Hải Phòng, Than Quảng Ninh… Mẹ của anh nhiều năm liền là tay đánh chủ lực của đội tuyển nhà máy sứ Hải Dương. Bố mẹ là dân bóng chuyền chuyên nghiệp, nên Khánh Lâm sở hữu cơ địa khá hoàn hảo, cao ráo nhưng không nặng nề, ục ịch cùng cái buồng phổi rất hiếm khi quá tải.

Cũng nhờ thế mà dù đến với bóng đá trễ nhưng gã “người sắt” này nhanh chóng khẳng định được thương hiệu của mình trong làng bóng Việt. Sau 2 lần thi vào ĐH Từ Sơn nhưng không đạt, Khánh Lâm đầu quân cho QK3 cũng như tham gia vào đội Bia Đỏ khi ấy đá hạng Nhì (cùng với Hoàng Trung Phong, Trịnh Tuấn Thành…) và rất nhanh lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển trạch tinh mắt, đứng đầu là huyền thoại Quảng Trọng Hùng của Thể Công. Đến với bóng đá chuyên nghiệp năm đã 23 tuổi, nhưng bằng lối đá lăn xả, không ngán ngại va chạm cũng như sự tinh quái rất riêng, Khánh Lâm nhanh chóng chiếm một suất đá chính của Thể Công trong mùa giải đội chơi tại hạng Nhất và là một trong những cái tên nổi bật đưa đội thăng hạng và làm nên mùa giải 2008 tuyệt vời.

Gà son Lâm “Bến”

Bị lãnh đạo XMXT Sài Gòn dìm hàng, buộc phải làm khán giả cả lượt đi V-League 2013 nhưng không phải vô cớ mà khi đầu quân cho Thanh Hóa, anh lập tức chiếm một suất đá chính từ vòng 10 đến nay. Cơ địa là một phần, phần khác quan trọng hơn là cái chất “người sắt” không bao giờ chịu ngồi yên. Vẫn là đá phủi, nhưng anh vẫn đều đặn rèn luyện cơ địa và cả thể lực bằng những bài tạ hoặc chạy chuyên biệt để rồi khi tung vào sân là lập tức mở máy.

Bóng đá không phải cứ chạy là hay. Khánh Lâm cũng vậy. Ngoài sức khỏe, một trong những điều tạo nên thương hiệu của gã “người sắt” này chính là bản năng rất son bóng, luôn biết cách tỏa sáng ở những trận đấu lớn hoặc thời khắc quyết định. Mùa giải 2012 trong màu áo Navibank Sài Gòn là ví dụ. Anh chính là người ra chân ghi bàn ở phút 90+2 gỡ hòa 1-1 cho đội nhà tại sân Pleiku. Ở Thống Nhất, gã nhà giàu XMXT Sài Gòn khi ấy vẫn còn ấm ức trước quả đặt lòng vào góc chết hạ gục Tấn Trường giật lại 1 điểm cho Navibank Sài Gòn trong trận hòa 2-2. Hay như cũng ở Thống Nhất, bàn mở tỷ số và 1 pha kiến thiết của Lâm “Bến” (mới trở lại sau chấn thương) đã mở ra chiến thắng 3-1 vang dội trước SHB Đà Nẵng, đồng thời giúp đội chặn đứng chuỗi trận toàn hòa và thua. Những ví dụ như thế vẫn còn nhiều lắm. Mà,đã là dân đá bóng đều hiểu chẳng phải đơn giản để tỏa sáng ở những phút cuối cùng.
Ở Thể Công, Khánh Lâm đá vị trí tiền vệ phải, tương tự ở Navibank Sài Gòn. Nhưng hiện tại ở Thanh Hóa anh vẫn chơi ngon lành ở vị trí…hậu vệ trái. Đơn giản, với thể chất của mình cùng việc được đào tạo tại Thể Công – một trong những trung tâm “chăm người” số 1 Việt Nam trong lịch sử giúp anh rất dễ dàng thích ứng với mọi vị trí. Nói như các đồng đội tại Thanh Hóa thì “bố Chung may mắn khi tậu được thằng “người sắt” này bởi nó tương đương mua 3-4 người khác. Biên phải, biên trái, tiền vệ hay hậu vệ cứ giao là yên tâm, Lâm “Bến” thầu tất!”.
Nhiều năm rồi, cầu thủ nó nếp sống cực hay này khá lận đận khi hết Thể Công đến Navibank Sài Gòn đều giải tán. Thanh Hóa đã cầu thị và mời anh về và đang được anh trả đáp bằng những 90 phút “không phải nghĩ”. Ở tuổi 29, Khánh Lâm đang bước vào giai đoạn chín nhất của sự nghiệp và anh sẽ bắt buộc phải lựa chọn cho 3-4 mùa đỉnh cao tới. Thanh Hóa, vốn sẽ hết hợp đồng sau mùa này sẽ là một trong những lựa chọn. Nhưng có thể tin, dù đến chỗ nào thì cái chất “người sắt” này sẽ chẳng khác được. Nói như kiểu Lâm “Bến” trong một buổi họp kỹ thuật thì “cái gì mà Tây ngán, cứ giao đây em thầu hết!”.

Điểm yếu Khánh Lâm có lẽ là sống thẳng, dẫn đến việc bị gạt khỏi danh sách vào phút cuối tại đội bóng "dị nhân" XMXT Sài Gòn. Nhưng có sao chứ, vài tháng ngồi ngoài chẳng ảnh hưởng chút nào đến phong độ của gã “người sắt” này. Cứ hỏi fan xứ Thanh là